Phát hiện vật thể nghi là tàu ngầm Indonesia mất tích
Tàu ngầm KRI Nanggala rời quân cảng Surabaya trong ảnh được công bố hôm 21/4. Ảnh: Hải quân Indonesia.
Tham mưu trưởng hải quân Indonesia Yudo Margono hôm nay (23/4) cho biết giới chức hy vọng vật thể không xác định chính là tàu ngầm KRI Nanggala-402 đang mất tích. Lực lượng cứu hộ đang đợi một tàu hải quân với các phương tiện dò tìm dưới nước đến khu vực này trước khi họ có thể xác định thêm.
Tuy nhiên, Hải quân trước đó nhận định tàu ngầm có thể đã chìm xuống 600-700 mét, sâu hơn nhiều so với độ sâu hoạt động tối đa của tàu.
Một tàu khảo sát hải dương học được trang bị khả năng dò tìm dưới nước cũng đang trên đường đến địa điểm phát hiện thấy vết dầu loang. Theo Margono, vết dầu loang có thể do thùng nhiên liệu trên tàu bị nứt sau khi tàu chìm.
Quân đội Indonesia cho biết hơn 20 tàu hải quân, 2 tàu ngầm và 5 máy bay đang tìm kiếm khu vực ghi nhận tín hiệu tàu ngầm lần cuối. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho công tác tìm kiếm.
Theo Margono, thủy thủ đoàn tàu ngầm KRI Nanggala có đủ dưỡng khí cho đến 3h sáng 24/4, bởi lượng oxy dự trữ đủ dùng cho 72 giờ sau khi mất điện toàn tàu. Do đó, Indonesia đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm tàu ngầm.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua lệnh cho quân đội và các cơ quan tìm kiếm cứu nạn dồn lực tìm KRI Nanggala. Malaysia, Singapore và Ấn Độ đã điều tàu tham gia tìm kiếm cùng Indonesia. Mỹ, Australia, Đức, Pháp, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc cũng đã đề nghị hỗ trợ.
Tàu ngầm KRI Nanggala chở 53 người liên lạc lần cuối với sở chỉ huy lúc 3h sáng 21/4 để xin phép lặn xuống biển tiến hành cuộc diễn tập phóng ngư lôi trên eo biển Bali nằm giữa đảo Java và Bali. Sau khi lặn xuống biển, con tàu mất liên lạc hoàn toàn từ 4h30.
Nhiều chuyên gia quân sự cảnh báo con tàu có thể đã bị phá hủy nếu chìm xuống vùng biển có độ sâu 600-700 m. Áp suất nước biển ở độ sâu 700 m cao gấp 70 lần áp suất khí quyển ở mặt biển, trong đó mỗi mét vuông vỏ tàu sẽ phải chịu lực ép hơn 720 tấn. Các tàu ngầm thông thường khi ở độ sâu này nhiều khả năng sẽ bị biến dạng vỏ, thậm chí bị ép nát nếu thân tàu gặp sự cố.
Tàu ngầm lớp Type 209 như KRI Langgala có thể hoạt động an toàn ở độ sâu 250 m. Một số chiếc có thể lặn sâu xuống 500 m trong thử nghiệm, đây được coi là độ sâu tối đa trước khi nó bị áp lực nước ép nát.
Theo Bộ Quốc phòng Đức, con tàu nặng 1.395 tấn được đóng tại Đức năm 1977 và gia nhập hạm đội Indonesia năm 1981. Nó đã trải qua quá trình sửa chữa hai năm tại Hàn Quốc và hoàn tất năm 2012.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn trên 350mm, chuyên gia cảnh báo nguy cơ lũ lụt 19.05.2025 | 15:28 PM
- Chương trình nghệ thuật "Nhớ Bác" tại Pháp 19.05.2025 | 15:20 PM
- Thái Bình có 11 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 19.05.2025 | 15:20 PM
- Bác Hồ nêu cao tinh thần trách nhiệm 19.05.2025 | 15:20 PM
- Hình ảnh Bác Hồ trong lòng người dân thành phố Mimasaka của Nhật Bản 19.05.2025 | 14:38 PM
- Hàn Quốc: Đã khống chế được 90-95% diện tích cháy tại nhà máy Kumho Tire 19.05.2025 | 15:21 PM
- Chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù sau khi sáp nhập đơn vị hành chính 19.05.2025 | 14:28 PM
- Xúc động Lễ chào cờ và bay Đại kỳ Tổ quốc nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19.05.2025 | 14:28 PM
- Messi nổi giận với trọng tài sau tình huống kỳ lạ 19.05.2025 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào 19.05.2025 | 12:11 PM
Xem tin theo ngày
-
110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố