Bước thay đổi chiến lược của OPEC+
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock/TTXVN)
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, với các cuộc xung đột tiếp diễn và nguy cơ căng thẳng thương mại, quyết định tăng sản lượng của OPEC+ được cho là sẽ tác động tới thị trường “vàng đen” vốn bấp bênh.
Tám quốc gia trong OPEC+ sẽ tăng sản lượng gồm Saudi Arabia, Nga, Iraq, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman. Ðể hỗ trợ thị trường dầu mỏ, các nước này đã nhất trí cắt giảm sản lượng trong một loạt động thái kể từ năm 2022. Việc cắt giảm sản lượng dầu ở mức 2,2 triệu thùng/ngày đã được áp dụng cho quý I/2024 và kể từ đó đã được gia hạn nhiều lần. Lần gia hạn gần đây nhất là đến hết quý I/2025. Ba đợt cắt giảm khác nhau đã khiến các thành viên OPEC+ cắt giảm tổng sản lượng lên tới 5,85 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Saudi Arabia là nước gánh phần lớn các đợt cắt giảm cho đến nay, với sản lượng giảm 2 triệu thùng/ngày trong hai năm qua. Mới đây, trước những thay đổi trên thị trường, OPEC+ quyết định sẽ bắt đầu nâng dần sản lượng với mức tăng là 138.000 thùng/ngày.
Thỏa thuận khôi phục dần dần và linh hoạt sản lượng bắt đầu từ ngày 1/4 tới được OPEC+ đưa ra dựa theo “những yếu tố cơ bản lành mạnh và triển vọng tích cực” của thị trường dầu mỏ. Mặc dù vậy, các nước trong khối cho biết, việc tăng sản lượng có thể tạm dừng hoặc đảo ngược tùy theo điều kiện thị trường. Tính linh hoạt này sẽ cho phép nhóm tiếp tục hỗ trợ sự ổn định của thị trường “vàng đen”.
Trước đó, các nhà phân tích nhận định, triển vọng cung-cầu cho thấy OPEC+ có thể dần bổ sung thêm sản lượng trước mùa hè, với nguy cơ dư cung chỉ xuất hiện vào cuối năm. Việc OPEC+, trong đó Saudi Arabia và Nga đóng vai trò chủ chốt, cắt giảm sản lượng sẽ giữ ổn định giá dầu trong đầu năm 2025 trước khi giá mặt hàng này có thể giảm vào cuối năm khi nguồn cung tăng lên. Tuy nhiên, sau quyết định tăng dần sản lượng của OPEC+, thị trường hiện còn đang chờ đợi dữ liệu về kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Các nguồn tin thị trường dẫn số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ hôm 4/3 cho biết, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm 1,46 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/2.
Kế hoạch tăng sản lượng không phải là quyết định dễ dàng đối với các thành viên OPEC+ vốn đang phải đối mặt tình hình bất ổn về địa chính trị-kinh tế và tồn tại những bất đồng trong nội bộ liên minh. Trong bối cảnh giá nguyên liệu thô thấp và các mối quan hệ lợi ích riêng, các thành viên của OPEC+ khó có thể tìm kiếm sự đồng thuận. Là quốc gia luôn thận trọng trong việc ổn định thị trường, Saudi Arabia chưa sẵn sàng cho việc mở van dầu vội vã, trong khi các thành viên khác như UAE và nhiều khả năng là Nga, đang thúc đẩy tăng sản lượng và xuất khẩu.
Việc các thành viên OPEC+ quyết định tăng sản lượng dầu đã khiến giá dầu trên thị trường thế giới đi xuống. Tuy nhiên, cơ sở cho biến động giảm giá dầu trong thời gian tới là do sản lượng toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong năm 2025 và 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2026, chủ yếu từ các nước bên ngoài OPEC+ và việc tổ chức này nới lỏng cắt giảm sản lượng.
Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO) gần đây, giá dầu thô Brent dự kiến sẽ đạt mức trung bình 74 USD/thùng trong năm nay trước khi giảm xuống còn 66 USD/thùng vào năm 2026 khi dự trữ toàn cầu gia tăng. Bên cạnh tâm lý lo ngại nguồn cung dư thừa, giá dầu cũng chịu sức ép trước thông tin tích cực về các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, cùng khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Nga.
Trước những diễn biến địa chính trị-kinh tế hiện nay, nguồn cung dầu thô cao hơn dự kiến và nhu cầu bị siết chặt do hoạt động kinh tế yếu hơn của Mỹ, cùng những tác động chính sách từ nhóm chủ chốt vốn dẫn dắt thị trường dầu mỏ OPEC+, gây ra rủi ro giảm giá đối với dự báo giá dầu.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ
- Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU