Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước
Ảnh tư liệu
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới phong trào thi đua yêu nước. Ngay từ năm 1945, khi cách mạng mới thành công, chính quyền cách mạng non trẻ, phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người tin vào lực lượng nhân dân, vào tinh thần và sự hăng hái của toàn dân - nguồn nội lực lớn nhất có thể đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm trong cuộc chiến đấu chống mọi kẻ thù để bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy, để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc lạc quyên cứu đói. Ngày 7-12-1945, trong thư Gửi nông gia Việt
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước thi đua thực hiện “tấc đất, tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang”. Người cùng các bộ trưởng và nhân viên Chính phủ cũng tham gia sản xuất sau giờ làm việc. Tại buổi khai mạc cuộc lạc quyên tổ chức ở Nhà hát lớn Hà Nội, Người đã đem phần gạo nhịn ăn của mình quyên trước tiên. Tấm gương của vị Chủ tịch nước đã khích lệ đồng bào cả nước. Phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách với nhiều hình thức phong phú như “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm nhịn ăn”... được tổ chức ở khắp nơi. Nhờ đó, giúp cho nhiều người nghèo vượt qua khỏi nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Cùng với chiến dịch chống giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc thi đua chống giặc dốt. Theo Người “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thực hiện lời hiệu triệu của Người, phong trào: “Bình dân học vụ” phát triển khắp nơi và chỉ trong ba năm đã có hơn 8 triệu người Việt
Theo sáng kiến của Người, ngày 27-3-1948, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc, “làm cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng phải được phát triển đến cực độ”, với mục đích “làm cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”.
Tiếp theo Chỉ thị của Đảng, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước, với niềm tin “thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng mọi mặt vào mọi tầng lớp nhân dân và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người phát đi ngày 11-6-1948, như “lời hịch cứu nước” đã lôi cuốn toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia.
Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Dưới sự lãnh đạo, động viên của Người và Đảng ta, các phong trào thi đua phát triển, lan rộng từ hậu phương cho đến tiền tuyến, từ nhà máy, công trường, đến xưởng thợ, trường học, v.v.. khắp nơi “người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua”. Thi đua yêu nước đã huy động cao độ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đưa cách mạng Việt
Từ khi phát động phong trào, Người luôn dành thời gian quan tâm, theo dõi phong trào, viết báo tuyên truyền, nói chuyện tại các Đại hội thi đua. Người đã dự 4 Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc (Đại hội I, năm 1952; Đại hội II, năm 1958; Đại hội III, năm 1962; Đại hội IV, năm 1966). Người còn tham dự trên 20 Đại hội thi đua của các lực lượng, các địa phương, các ngành, các giới: quân đội, công an, phụ nữ, thanh niên, nông nghiệp, giáo dục v.v.. đồng thời, viết thư kêu gọi, viết báo nêu gương các anh hùng chiến sĩ thi đua, những tấm gương người tốt, việc tốt v.v...
Những bài phát biểu của Người tại các lần Đại hội trên là những chỉ dẫn cụ thể định hướng cho phong trào thi đua. Người nêu rõ sự cần thiết phải thi đua, ý nghĩa, tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Lao động cải tạo xã hội, thi đua cải tạo con người” trên tinh thần “công việc hằng ngày chính là nền tảng của thi đua”, bởi vậy, trong thi đua, mỗi người đều có ý thức phấn đấu vươn lên để làm tốt công việc của mình và thi đua yêu nước, trước hết là cuộc thi với chính mình, vượt lên chính mình, tức là “chiến thắng mọi tính xấu trong ta”, để là một người luôn luôn cầu tiến bộ, có đủ năng lực, ý chí, đạo đức, hoàn thành tốt công việc hằng ngày, đồng thời luôn có những suy nghĩ, tìm tòi, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, để công việc đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất. Trong thi đua mọi người nêu cao tinh thần đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Cũng theo Người, thi đua phải được tiến hành thường xuyên, biến thành một nếp làm việc, một thói quen tốt mà ai ai cũng phải bền bỉ, cố gắng rèn luyện làm theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Những ngày kỷ niệm là những đợt để lấy đà và để kiểm thảo, chứ không phải qua những ngày ấy rồi lại nghỉ thi đua”. Đồng thời, để đảm bảo cho phong trào thi đua thắng lợi, theo Bác cần có hai điều: một là cán bộ và công nhân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể; hai là kế hoạch 10 phần thì biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phần”. Chỉ dẫn này luôn đúng trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh. Hơn nữa, để phong trào thi đua phát huy được tác dụng trong thực tiễn, thi đua phải có tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến sáng kiến. “Kinh nghiệm thành công hoặc kinh nghiệm thất bại” cũng cần được trao đổi “để tránh cái dở, học cái hay của nhau”. Những người lãnh đạo phong trào thi đua phải có nhiệm vụ tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức phát động để phong trào thi đua đi vào cụ thể và đạt hiệu quả thiết thực.
Cuối cùng, khâu rất quan trọng trong tổ chức thi đua đó là công tác khen thưởng. Thi đua phải có khen thưởng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: thi đua dù chỉ là phần thưởng tinh thần như một chiếc huy hiệu của Bác, nhưng cũng được làm rất nghiêm túc. Bởi, khen thưởng đúng việc, đúng người sẽ góp phần tạo một không khí thi đua trong sáng, lành mạnh. Người được khen thưởng thấy mình xứng đáng, là tấm gương để người khác noi theo, người chưa đạt thì cố gắng vươn lên. Người làm công tác thi đua tránh chạy theo thành tích, điều tra không kỹ, báo cáo không chính xác, dẫn tới khen thưởng không đúng, sẽ làm hỏng phong trào thi đua.
Sự quan tâm của Bác đối với phong trào Thi đua yêu nước còn thể hiện qua 30 bài nói chuyện có đề cập nội dung thi đua yêu nước tại các địa phương, các hội nghị Trung ương, các ngành, qua gần 100 thư, điện khen của Người đối với các địa phương, các đơn vị tập thể, cá nhân có thành tích thi đua và qua hơn 20 bài báo khen các địa phương, cá nhân tích cực thi đua và thi đua đạt nhiều thành tích. Đặc biệt, trong mỗi bài phát biểu, bài viết, Người luôn đưa ra những con số minh họa cho sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của phong trào thi đua yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng khoảng hơn 4.000 huy hiệu cho những cá nhân điển hình trong sản xuất, chiến đấu, học tập thuộc mọi lứa tuổi, trên mọi miền của Tổ quốc.
Ngày nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là “một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, lạc hậu, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, thực chất đây là một cuộc thi đua vĩ đại của dân tộc ta, thi đua vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để “giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” và một nội dung thi đua mà mọi cấp, mọi ngành, mọi người phải thực hiện và phải cố gắng làm cho tốt, đó là thực hành cần, kiệm, liêm, chính - nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc; đồng thời kiên quyết chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Đây là vấn đề trung tâm của phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay, cũng là nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Làm được điều này, chúng ta mới tạo được sự bền vững, ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đưa đất nước hội nhập quốc tế thành công, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
Những tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta về nhận thức, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước