Thứ 3, 13/05/2025, 21:15[GMT+7]

Đối phó với tình trạng “chưa giàu đã già”

Thứ 3, 17/01/2012 | 13:53:32
970 lượt xem
Với cơ cấu dân số hơn 10% là người cao tuổi, 63% người trong độ tuổi lao động, còn lại là người độ tuổi phụ thuộc, sự "chưa giàu đã già" của người Việt Nam thể hiện rõ nhất ở thu nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi còn nhiều hạn chế.

Các báo cáo về tình hình dân số cho thấy Việt Namon> bước sang thời kỳ dân số vàng (cứ có 2 người trong độ tuổi lao động thì có một người ở độ tuổi phụ thuộc) từ năm 2007. Tuy nhiên, thời kỳ dân số vàng của chúng ta dự báo sẽ qua nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu các quốc gia trên thế giới qua nhiều chục năm thậm chí hàng trăm năm mới chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang dân số già thì tốc độ của chúng ta chỉ 15-20 năm. Chỉ sau 4 năm, song song vời thời kỳ dân số vàng, hiện Việt Namon> đang bước sang thời kỳ dân số đang già (tỷ lệ người cao tuổi đạt 10%). Tốc độ già hoá quá sớm trong khi chúng ta chưa kịp chuẩn bị các điều kiện đáp ứng cho giai đoạn này chính là thách thức dẫn đến tình trạng người dân Việt Namon> "chưa giàu đã già". 

 

Với cơ cấu dân số hơn 10% là người cao tuổi, 63% người trong độ tuổi lao động, còn lại là người độ tuổi phụ thuộc, sự "chưa giàu đã già" của người Việt Nam thể hiện rõ nhất ở thu nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi còn nhiều hạn chế. Với trên 8 triệu người cao tuổi, trong đó có 80% người cao tuổi sống tại nông thôn, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam có lương hưu rất thấp. Tại nông thôn, phần lớn người cao tuổi vẫn sống bằng lao động của bản thân và phụ thuộc con cái. Bởi "chưa giàu, đã già", khi tuổi già đến, chưa có của cải tích luỹ, khả năng lao động, kiếm tiền không còn nên người cao tuổi Việt Namon> phải đối mặt với tình trạng nghèo khó và bệnh tật. Với tuổi thọ trung bình đạt 72,8 tuổi, tuy nhiên tuổi sống khoẻ mạnh của người Việt Namon> chỉ đạt 66 tuổi, đứng thứ 116/174 nước được so sánh. Hệ thống cơ sở chăm sóc người cao tuổi Việt Namon> còn quá mỏng manh. Ngoài các thành phố lớn, tại hầu hết các tỉnh chưa có các trung tâm nuôi dưỡng, hỗ trợ người cao tuổi, chưa có hệ thống y tế chuyên biệt chăm sóc cho người cao tuổi.

 

Là tỉnh nông nghiệp, có tới 90% dân số sống tại nông thôn, vì vậy nguy cơ "chưa giàu đã già" của người Thái Bình càng thể hiện rõ. Với tuổi thọ trung bình đạt 74,5 tuổi (cao hơn với trung bình cả nước), theo tổng điều tra dân số năm 2009, toàn tỉnh có hơn 250 nghìn người cao tuổi (chiếm 14,4% dân số). Với tỷ lệ này, Thái Bình đã bước sang giai đoạn dân số già. Tại Thái Bình chỉ có 9,4% người cao tuổi sống tại thành phố, còn hơn 90% người cao tuổi sống tại nông thôn. Tại Thành phố, tỷ lệ người cao tuổi tham gia lao động là 22,3%; tại nông thôn, tỷ lệ người cao tuổi tham gia lao động kiếm sống là 46,8%. Trên địa bàn tỉnh, có 60% người cao tuổi sống bằng lao động của chính mình và nguồn hỗ trợ của con cháu, có khoảng 17% người cao tuổi đang phải hưởng trợ cấp. Đời sống vật chất còn khó khăn, ít có tiết kiệm để chi tiêu khi tuổi già, người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn về đời sống tinh thần.

 

Theo một khảo sát của Chi cục Dân số-KHHGĐ vừa tiến hành trong năm 2011, có trên 60% người cao tuổi cho là gặp khó khăn về đời sống vật chất, 37% cho là trung bình, chỉ có 1% cho là có đời sống vật chất dư dật. Về tinh thần có 13% người cao tuổi gặp trắc trở, 60% cho là bình thường, chỉ có 20% thấy thoải mái. Cũng như các địa phương trên cả nước, hệ thống cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Thái Bình hầu như chưa có. Tỉnh chưa có Trung tâm dưỡng lão, các bệnh viện chưa triển khai khoa lão về điều trị và chăm sóc cho người cao tuổi, Thái Bình cũng là một trong số ít các tỉnh, thành phố chưa thành lập Hội người cao tuổi cấp tỉnh…

 

Tận dụng cơ hội "vàng" để phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị cho thời kỳ già hóa dân số chính là bài toán lớn nhất của Việt Namon> hiện nay. Với 63% dân số đang trong độ tuổi lao động, việc cải thiện nguồn vốn con người, nguồn nhân lực lao động là vấn đề quan trọng nhất bởi sẽ là thảm hoạ nếu một số lượng lớn người trong độ tuổi lao động không được đào tạo tay nghề gia nhập một thị trường lao động không sử dụng được họ. Việc này sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề xã hội. Cùng với đó, để ứng phó với vấn đề già hóa dân số là chính sách tận dụng lao động lớn tuổi.

 

Tại một số nước trên thế giới đã tăng tuổi về hưu của người lao động, bố trí sử dụng người cao tuổi trong những vị trí, việc làm phù hợp... Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để ứng phó với nguy cơ "chưa giàu đã già", cùng với việc bảo đảm các vấn đề an sinh xã hội cho người cao tuổi, vấn đề quan trọng cần sớm thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục người dân biết bảo vệ, chăm sóc, tổ chức cuộc sống thích hợp cho người cao tuổi. Cùng với đó, ngay từ hôm nay, mỗi người dân hãy định hướng cho mình sự cần thiết phải tích luỹ cả sức khoẻ và vật chất để chuẩn bị cho thời kỳ già. Sự tích luỹ này thể hiện qua sinh hoạt, lối sống hàng ngày như ít uống rượu bia, không nghiện ngập, thực nhiện KHHGĐ và tích luỹ kinh tế.

Trần Thu Hương

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày