Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương
Mô hình nuôi cá trong ao bán nổi ở xã Bình Định (Kiến Xương).
Ông Trần Văn Kiểm, Giám đốc HTX SXKD dịch vụ thủy sản xã Hồng Tiến cho biết: Là xã giáp sông Hồng có vùng giao thoa giữa hai nguồn nước ngọt và nước mặn nên đa dạng về các đối tượng thủy sản. Vì thế, xã đã hình thành hai vùng sản xuất là vùng NTTS tập trung và vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như rươi, con cáy với 1.110 hộ NTTS, trong đó 56 hộ nuôi diện tích lớn. HTX thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân. Kết quả, không những đa dạng về đối tượng nuôi truyền thống mà nhiều hộ còn nuôi đa dạng những loại có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ, cá koi, cua biển, tép đồng..., thu về trung bình 250 - 300 triệu đồng/ha. Phát huy thế mạnh này, chúng tôi tiếp tục chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản hình thức ao bán nổi và mở rộng diện tích trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi cáy và rươi để phát huy triệt để nguồn lợi của tự nhiên.
Chia sẻ về mô hình của mình, ông Hoàng Xuân Trường, thôn Nam Tiến, xã Hồng Tiến cho biết: Năm 2018, tôi bắt đầu chuyển đổi 1ha để NTTS, trong đó đầu tư 5 ao nuôi cua biển, tép đồng, tôm thẻ, cá trắm đen, cá chép giòn, cá koi. Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, nguồn nước song với kinh nghiệm sẵn có, vụ nào tôi cũng thắng lợi, bình quân mỗi năm thu lãi trên 300 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Đông, cùng thôn Nam Tiến cho biết: Trước đây, tôi duy trì nuôi 2ha tôm thẻ ở bãi sông Hồng, tuy nhiên nhiều vụ không thành công, hiệu quả kém nên gần 2 năm nay tôi đi học hỏi kinh nghiệm, thuê 4 sào ruộng của dân để nuôi tôm theo hình thức ao bán nổi. Kết quả, chỉ tính riêng diện tích nuôi theo hình thức mới, bình quân mỗi năm tôi thu về 3 lứa tôm, mỗi lứa xuất bán hơn 5 tạ với giá 150.000 đồng/kg cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cách nuôi truyền thống và cấy lúa.
Tại Bình Định, để giải quyết bài toán khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, xã đã quy hoạch vùng NTTS theo hình thức ao bán nổi với diện tích 25ha. Đến nay đã đưa vào khai thác 12ha với 2 hộ nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Bùi Ngọc Trìu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Địa phương đã có nghị quyết riêng về phát triển NTTS để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cũng như vận động nhân dân cho thuê những diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả tạo ra quỹ đất lớn cho những hộ có khả năng làm ao bán nổi. Do đó, đến thời điểm này toàn xã đã dồn đổi được khoảng 15ha, quyết tâm sẽ vận động nhân dân vận hành 10ha để bảo đảm hoàn thành 25ha trong năm 2024. Để đạt được mục tiêu này, xã có rất nhiều sự hỗ trợ cho người dân về thủ tục thuê đất, kết nối giữa các hộ, làm các thủ tục hành chính và tác động tới các ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ hộ vay vốn. Ngoài ra còn có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời để các hộ hăng say phát triển mô hình.
Ông Phạm Văn Tính, thôn Sơn Trung, xã Bình Định chia sẻ: Năm 2020, tôi thực hiện mô hình nuôi cá ao bán nổi trên diện tích 5ha với 5 ao để nuôi các loại cá truyền thống, mỗi ao bình quân đạt 30 tấn cá/năm. Nuôi trong khoảng 9 - 10 tháng, khi cá đạt từ 3 - 5kg/con tôi bán với giá 55.000 đồng/kg cá trắm, 50.000 đồng/kg cá chép, 35.000 - 40.000 đồng/kg rô phi, trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 700 triệu đồng.
Năm 2023, lĩnh vực NTTS của huyện Kiến Xương tiếp tục phát triển. Với tổng diện tích NTTS hơn 1.270ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt hơn 1.100ha, nước lợ 139ha, 1 mô hình nuôi cá lồng trên sông đã đem lại giá trị sản xuất đạt trên 235 tỷ đồng, tăng 2,71% so với năm 2022. Đặc biệt, nhân dân không chỉ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào NTTS mà còn thi đua thực hiện theo hình thức nuôi mới. Đến nay đã có 10 xã đăng ký quy hoạch phát triển thủy sản trong ao bán nổi với diện tích 460ha, không chỉ góp phần giảm diện tích ruộng bỏ hoang mà còn đưa giá trị sản xuất cao hơn 10 lần so với cấy lúa.
Năm 2024, Kiến Xương tiếp tục mở rộng diện tích NTTS ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả; chủ động tìm hiểu, đưa vào sản xuất những con giống mới có chất lượng cao, phù hợp với môi trường thả nuôi và đáp ứng nhu cầu thị trường. Huyện phấn đấu đưa giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng 2,35% trở lên so với năm 2023.
Sản phẩm mắm cáy xã Hồng Tiến.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một