Từ thầy giáo thành chủ trang trại
Trang trại chăn nuôi của anh Hoàng Cao Cường, xã Đoan Hùng (Hưng Hà) cho thu nhập cao.
Chúng tôi có dịp đến thăm trang trại và trò chuyện với anh Cường. Trong trang trại của gia đình anh có đầy đủ vườn cây, ao cá, chuồng chăn nuôi được đầu tư rất bài bản. Vừa giới thiệu về thành quả của mình sau 8 năm nỗ lực, anh vừa chia sẻ về quyết định “chuyển ngành” đầy táo bạo của mình.
Theo anh Cường, gia đình cũng hy vọng anh kiên trì theo nghề giáo đã chọn. Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, trăn trở cùng với sự động viên, đồng hành của vợ đã thôi thúc anh quyết tâm xây dựng trang trại. Hành trình trở thành nông dân chính hiệu của “thầy giáo Cường” cũng bắt đầu từ đó.
“Tôi phát triển trang trại từ vài mẫu ruộng chuyển đổi và phải vay mượn thêm khắp nơi để đầu tư xây hệ thống chuồng nuôi, ao cá. Vốn đầu tư vào trang trại rất lớn nhưng được Hội Nông dân xã cho vay vốn nên tôi cũng mạnh dạn triển khai xây dựng. Sau khi mô hình cho thu lợi nhuận, tôi lại tìm hiểu nuôi thêm gà, bồ câu để tận dụng diện tích trống. Có thời điểm chăn nuôi thuận lợi, trang trại của tôi có khoảng 400 - 500 con lợn thịt” - anh Cường tâm sự.
Sau những thành công ban đầu, anh Cường cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Năm 2019, trang trại của anh điêu đứng vì bệnh dịch tả lợn châu Phi. Mọi công sức, tiền bạc anh dành cho trang trại đều “đổ sông đổ bể”. Qua tìm hiểu thị trường anh nhận thấy giống bò New Zealand có trọng lượng lớn, thịt nhiều, cho giá trị kinh tế cao nên anh tiếp tục đầu tư nuôi thử nghiệm. Anh Cường vừa nuôi lợn vừa nuôi thêm bò thịt, bò giống để duy trì sản xuất. “Người tính không bằng trời tính”, mô hình của anh thêm một lần nữa đối mặt với khó khăn khi đàn bò mắc bệnh viêm da nổi cục. Sau 2 lần thất bại, anh Cường thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Anh cho biết: Khi ấy, tôi không có nhiều kinh nghiệm phòng, trị bệnh nên số lượng bò ngày càng giảm. Sau 2 lần thất bại, tôi cũng cảm thấy nản chí nhưng được sự động viên, hỗ trợ của gia đình nên tôi cố gắng đứng lên làm lại từ đầu. Tôi bắt đầu đi học hỏi, tham quan các mô hình lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi khép kín để bảo vệ đàn vật nuôi.
Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, anh Cường cũng đã được đền đáp xứng đáng. Nhờ làm chủ được kỹ thuật và có kinh nghiệm chăn nuôi nên trang trại của anh phát triển tốt. Từ diện tích rộng 2 mẫu, anh đã mở rộng lên hơn 8 mẫu nuôi 30 con lợn nái, 200 con lợn thịt và 40 con bò New Zealand. Hiện tại, anh cũng duy trì 4 ao thả các loại cá truyền thống như: trắm, chép, trôi, mè. Thức ăn cho cá chủ yếu là các loại cỏ được trồng tại vườn, nhờ đó chất lượng cá luôn được thương lái đánh giá cao, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho mô hình.
Đàn bò New Zealand của anh Hoàng Cao Cường có trọng lượng lớn, giá trị kinh tế cao.
Việc chuyển hướng từ công việc ổn định sang xây dựng mô hình kinh tế là điều không dễ dàng. Thế nhưng bằng sự quyết tâm của mình, anh Cường vẫn kiên định với con đường đã chọn. Sau 8 năm, anh đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, anh còn giúp đỡ cho nhiều lao động trong và ngoài xã có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Anh Tống Văn Nhượng, xã Tân Tiến chia sẻ: Tôi đã làm ở trang trại của anh Cường được 5 năm. Công việc của chúng tôi chủ yếu là chuẩn bị thức ăn, vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc đàn bò. Công việc không quá vất vả, thu nhập ổn định, thời gian rảnh chúng tôi có thể tranh thủ làm nhiều công việc khác để cải thiện kinh tế gia đình.
Ông Phạm Văn Thạnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoan Hùng đánh giá: Địa phương có nhiều hội viên nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, với nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả nhưng điển hình nhất là anh Hoàng Cao Cường. Anh Cường không chỉ mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả để chăn nuôi làm giàu cho gia đình mà còn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương. Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tham mưu với cấp ủy, chính quyền tiếp tục hỗ trợ anh Cường phát triển sản xuất; đồng thời tuyên truyền hội viên nông dân học tập làm theo mô hình của anh.
Nguyễn Triệu
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ