Giàu lên từ chăn nuôi lợn thịt
Anh Đỗ Đức Chuẩn (hội viên Chi hội nông dân thôn Phong Lôi Đông, xã Đông Hợp, Đông Hưng) chăm sóc đàn lợn.
Nhiều năm trước, cuộc sống của bà con nơi đây vẫn còn rất khó khăn. Những người đàn ông trụ cột trong gia đình thường đi làm ăn xa mong có cơ hội đổi đời; vợ con của họ ở nhà quanh quẩn với mấy sào ruộng cũng chỉ đủ trang trải cơm ăn áo mặc nên kinh tế chẳng mấy khấm khá. Nhưng cũng chính nhờ đi nhiều mà họ thấy được bà con địa phương khác phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt cho hiệu quả cao. Ấp ủ ước mơ làm giàu, trở về quê hương họ bắt đầu học hỏi, huy động vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống về chăn nuôi. Lấy công làm lãi, lấy ngắn nuôi dài, cứ thế trang trại, gia trại chăn nuôi của các hộ gia đình ngày càng phát triển và cho thu lãi. Giờ đây cuộc sống của những người nông dân trong thôn không chỉ no đủ mà còn có của ăn của để, có điều kiện kiến thiết nhà cửa, chăm lo cho con cái học hành.
Đến thăm gia đình anh Phạm Văn Dương và chị Đỗ Thị Nhài (hội viên Chi hội nông dân thôn Phong Lôi Đông) tôi có dịp ngắm ngôi nhà 3 tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi. Đến giờ anh Dương vẫn không dám nghĩ có ngày mình lại gây dựng được cơ ngơi như thế. Anh kể: Trước đây cả gia đình sống trong căn nhà cấp 4, cuộc sống khó khăn. Anh đi làm công nhân xây dựng nên thường xa nhà. Theo những công trình, anh được đi nhiều nơi và có cơ hội học hỏi các mô hình chăn nuôi lợn thịt hiệu quả. Năm 2004, anh quyết tâm về địa phương, đầu tư vốn (tự có và vay ngân hàng) 50 triệu đồng chăn nuôi lợn thịt theo hướng gia trại, đồng thời nấu rượu để tận dụng bã rượu làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Thời gian đầu vốn ít, anh chỉ nuôi từ 30 - 40 con, sau có lãi, anh tiếp tục mở rộng chuồng trại chăn nuôi với số lượng lớn hơn. Hiện nay, gia trại của anh thường xuyên nuôi khoảng 150 con, mỗi năm xuất ra thị trường 3 lứa với trên 20 tấn thịt lợn thương phẩm, trừ chi phí còn thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Anh Dương chia sẻ: Để chủ động các khâu trong chăn nuôi và tránh thiệt hại, anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi - thú y do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức, đồng thời tham quan, học hỏi kiến thức từ nhiều trang trại khác. Gia đình anh là hộ đầu tiên trong thôn phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn. Thấy được hiệu quả, nhiều hộ nông dân khác học hỏi và làm theo, anh Dương không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con cách phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc.
Là Trưởng Ban thú y xã Đông Hợp, đầu năm 2013, anh Nguyễn Trọng Tuấn (thôn Phong Lôi Đông) mạnh dạn vay vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt với diện tích 2.500m2. Phát huy kiến thức về chăn nuôi, thú y, anh thường xuyên phun hóa chất vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ, xây dựng phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp cho đàn gia súc, chính vì vậy đàn lợn của gia đình anh luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Anh Tuấn cho biết: Tuy gia trại chỉ mới phát triển nhưng trừ các chi phí đã bắt đầu cho thu lãi. Hiện gia trại nuôi 130 con lợn thịt, với giá cả như hiện nay, chỉ một thời gian ngắn nữa tôi sẽ thu hồi được vốn đầu tư. Định hướng trong thời gian tới, anh Tuấn tiếp tục cải tạo khu chuyển đổi, đào ao kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.
Cũng nuôi ước mơ làm giàu như anh Tuấn, năm 2012, gia đình anh Đỗ Đức Chuẩn và chị Phạm Thị Huế (hội viên Chi hội nông dân thôn Phong Lôi Đông) đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng gia trại rộng 1.500m2 chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản. Hiện trong chuồng nuôi 45 con lợn thịt, 26 lợn nái sinh sản. Thời gian qua, gia trại không chỉ tự cung cấp con giống trong chăn nuôi mà còn phục vụ nhu cầu về con giống cho bà con một số địa phương khác. Hiện tại anh Chuẩn đang chú trọng học hỏi kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chuồng trại để tránh những rủi ro.
Ông Nguyễn Xuân Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Hợp cho biết: Thôn Phong Lôi Đông có gần 10 hộ chăn nuôi lợn thịt. Nhìn chung, các trang trại, gia trại được đầu tư những thiết bị hiện đại, hệ thống xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên người nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi, mong muốn hội nông dân các cấp đẩy mạnh hỗ trợ góp phần để chăn nuôi phát triển bền vững.
Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J